-
-
-
Tổng cộng:
-
Giao hàng toàn quốc
Tổng tiền thanh toán:
Sóc Sugar Glider có tuổi thọ trung bình khoảng từ 9 năm đối với môi trường tự nhiên và khoảng 12 năm nếu chăm sóc tốt, cá biệt có cá thể có tuổi thọ lên đến gần 18 năm. Và để chúng có thể có được tuổi thọ các thì các bạn cần nắm bắt được kỹ thuật nuôi sóc Sugar Glider hiệu quả được Cửa hàng thú cưng Nobipet đưa ra nhằm mục giúp cho những ai đang sở hữu một bé sóc này có thể làm quen với việc chăm sóc và giúp cho nó trở nên phát triển toàn diện trong điều kiện nuôi nhốt.
Trong vòng vài năm trở lại đây rộ lên mốt nuôi thú cưng bỏ túi, những con vật bé bé xinh xinh lọt thỏm trong lòng bàn tay rất được giới trẻ ưa chuộng. Một trong số đó là sóc bay Sugar Glider với kích thước nhỏ xíu và đôi mắt to tròn rất thu hút các bạn trẻ.
Hình ảnh về sóc Sugar Glider
Tuy nhiên việc nuôi chúng không hề đơn giản do tập tính hoạt động về đêm của chúng gây trở ngại rất nhiều cho việc chăm sóc hằng ngày, đòi hỏi tính kiên nhẫn và công sức cực cao. Vì thế bài viết chia sẻ kỹ thuật nuôi sóc Sugar Glider được chúng tôi đưa ra giúp bạn có thể vượt qua được những thử thách này. Nếu muốn sở hữu loại thú cưng này các bạn có thể đến với cửa hàng thú cưng Nobipet để mua nhé!
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu một vài đặc điểm của dòng sóc này nhé. Sóc Sugar Glider trưởng thành thường có chiều dài kể cả đuôi khoảng từ 24-30cm, cân nặng vào khoảng 120-140g. Nhịp tim vào khoảng 200-300 lần mỗi phút và nhịp hô hấp vào khoảng 16-40 lần mỗi phút.
Chúng có bộ lông dày, mềm mại và thường có màu xám, thỉnh thoảng có một vài cá thể có màu vàng, nâu. Và rất hiếm sẽ có một số cá thể có màu trắng (albino). Chúng có một sọc đen chạy dài từ giữa trán đến lưng, bụng, cổ và ngực của chúng thường có màu kem. Chúng sở hữu một màng mỏng kéo dài từ giữa cánh tay đến cuối chân sau, cho phép chúng có thể bay xa từ 60 đến 100m sau vài giây.
Trên cơ thể sóc bay Sugar Glider đực có các tuyến mùi, thường tập trung ở vùng trán và ngực dùng để nhận biết các thành viên trong bầy và đánh dấu lãnh thổ. Sóc bay Sugar Glider cái cũng có tuyến mùi, chủ yếu tập trung ở vùng túi và các tuyến này không xuất hiện ở vùng trán và ngực như sóc đực.
Sóc bay úc thường sống về đêm, do đó mắt của chúng rất to và cách xa nhau nhằm giúp chúng có thể nhìn rõ được vào ban đêm và xác định chính xác vị trí đáp. Tai của chúng có thể xoay chuyển rất linh hoạt để định vị con mồi trong bóng tối. Sóc bay Úc có các ngón chân rất linh hoạt, giúp chúng có thể nắm chặt các cành cây khi đậu xuống hoặc giữ chặt con mồi mà chúng bắt được. Các ngón này linh hoạt đến mức có thể tự chải lông hoặc đào bới các loại côn trùng nằm dưới vỏ cây.
Tuổi thọ của chúng thông thường vào khoảng 9 năm đối với môi trường tự nhiên và khoảng 12 năm nếu chăm sóc tốt. Cá biệt có cá thể có tuổi thọ lên đến gần 18 năm.
Loài sóc bay thú vị nhất hiện nay
Sóc Sugar Glider có thể chịu được nhiệt độ lên đến 40 độ C. Ở nhiệt độ này chúng thường uống nhiều nước, liếm cơ thể để tản nhiệt. Trong thời tiết lạnh, sóc Sugar Glider có thể tụm lại với nhau để giữ nhiệt hoặc rơi vào trạng thái ngủ đông để bảo tồn năng lượng. Chúng thường bắt đầu dự trữ năng lượng ngủ đông vào khoảng tháng 5,6 để tồn tại qua suốt mùa đông.
Sóc Sugar Glider là loài động vật ăn tạp với thức ăn được thay đổi để thích nghi theo mùa. Chúng có thể ăn các loại côn trùng như nhện, bướm, sâu, bọ cánh cứng, chim nhỏ và một số loại động vật nhỏ. Ngoài ra chúng còn ăn nhựa cây và chất ngọt tiết ra từ một số loại cây như khuynh diệp, bạch đàn hoặc tần bì…
Trong điều kiện nuôi nhốt, sóc bay Sugar Glider có thể ăn được một số loại thịt đã qua chế biến, hoặc sữa, yogurt... và một số loại trái cây. Chúng tiêu thụ khoảng 11gr thức ăn khô mỗi ngày tương ứng với khoảng 8-9% trọng lượng cơ thể.
Tuy nhiên, vì nuôi nhốt nên chúng dễ xảy ra tình trạng thiếu canxi nếu không cho ăn đầy đủ. Khi cơ thể sóc Sugar Glider thiếu canxi, chúng sẽ tự hấp thụ canxi từ xương, do đó sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn các chức năng ở hai chân sau. Chế độ ăn tiêu chuẩn dành cho loài này phải đáp ứng được 50% côn trùng hoặc các nguồn protein khác, 25% trái cây và 25% rau quả.
Dành thời gian để tạo mối liên kết với chú sóc bay Sugar Glider của bạn. Điểm đặc trưng nhất của giống sóc Sugar Glider là tính bầy đàn của chúng rất cao. Thông thường một bầy có thể có đến 7 cá thể chưa bao gồm các con non cần được chăm sóc.
Do đó, cần tạo một mối liên kết chặt chẽ với các chú sóc Sugar Glider nếu bạn muốn nuôi chúng. Chúng sẽ trở nên buồn bã chán nản nếu các mối liên kết bầy đàn bị phá vỡ.
Một số chủ nuôi có thể nuôi một cá thể sóc Sugar Glider nếu có thể đảm bảo dành đủ thời gian chăm sóc và chơi đùa với chúng. Tuy nhiên, tốt hơn hết hãy nuôi từ hai cá thể trở lên nếu có thể.
Điều này sẽ giúp chúng luôn cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh. Để bắt đầu bạn có thể cho chúng quen với mùi hương cơ thể bạn bằng cách sử dụng vải hoặc lông cừu giữ trong người một vài ngày, sau đó đặt vào trong lồng nuôi sóc. Chúng sẽ nhanh chóng quen với mùi của bạn và nhận ra bạn ngay.
Chia sẻ kỹ thuật nuôi sóc Sugar Glider
Cách tốt nhất để tạo mối liên kết chặt chẽ với các chú sóc Sugar Glider là mang chúng theo bên mình bằng các túi đeo trước ngực. Điều này giúp tạo cho chúng cảm giác quen thuộc giống như đang ở trong túi của mẹ, sẽ giúp chúng cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn.
Đồng thời với cách này bạn có thể dễ dàng mang chúng theo bên mình ra ngoài mà vẫn yên tâm chúng không quá bị kích động bởi việc thay đổi môi trường đột ngột.
Mọi việc huấn luyện phải được thực hiện rất chậm rãi và nhẹ nhàng, đòi hỏi một sự kiên nhẫn tuyệt đối nếu bạn không muốn chúng phản ứng thái quá hoặc có thể cắn bạn nếu chúng bị bất ngờ.
Thông thường, nếu môi trường nuôi và hoạt động phù hợp, sóc Sugar Glider thường rất khỏe mạnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp như thiếu dưỡng chất hoặc không đủ thời gian chơi đùa phù hợp, sóc thường mắc một số bệnh sau:
->Thiếu canxi
->Táo bón hoặc khó tiêu
->Bị thương trong quá trình leo trèo
->Béo phì do ăn quá nhiều chất béo
->Căng thẳng do ở một mình hoặc không có mối liên hệ với bầy đàn.
Nếu như sóc của bạn xuất hiện một trong các dấu hiệu trên, hãy đưa chúng đến ngay bác sĩ thú y gần nhất để chữa trị kịp thời.
Thật cẩn thận khi mang sóc Sugar Glider ra ngoài. Bởi môi trường bên ngoài rất ồn ào và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sợ hãi hoặc gây nguy hiểm cho sóc. Khi sợ hãi chúng có thể chạy thoát rất nhanh. Đặc biệt không sử dụng dây buộc đối với sóc Sugar Glider bởi điều này có thể gây tổn thương vùng cổ hoặc xương sống của chúng.
Bạn nên chơi với chúng thường xuyên nhất có thể, nhưng cũng đừng quá lo lắng về điều này. Miễn là bạn nuôi cùng lúc hai cá thể thì có thể chỉ cần chơi với chúng 1 tuần 1 lần. Tuy nhiên, kể cả khi chúng đã gắn bó với bạn thì vẫn nên tiếp tục sử dụng lại các cách huấn luyện liên kết như ban đầu. Nếu không, chúng có thể sẽ quên mất mối liên hệ và cố gắng trở về với cộng đồng của chúng.
Đối với sóc Sugar Glider chúng cần một không gian đủ lớn để có thể leo trèo và bay trong không khí. Kích thước lồng thích hợp nhất cho sóc bay Sugar Glider trưởng thành là vào khoảng 0,9m đối với chiều cao và 0,6m đối với chiều rộng. Khoảng cách giữ các thanh không được vượt quá 1,3cm . Lưu ý khi làm lồng nuôi cho sóc Sugar Glider:
Tránh dùng lồng thép mạ kẽm vì có thể bị rỉ sét và gây nhiễm trùng đường tiết niệu của chúng.
Cân nhắc khi cho sóc Sugar Glider ở chuồng gỗ vì loại chuồng này thường khó làm sạch hơn và hấp thụ mùi lâu hơn.
Không cần phải quan tâm nhiều đến hướng của các thanh chuồng nuôi vì chúng có các ngón tay rất linh hoạt, có thể leo treo dễ dàng dù là thanh ngang hay thanh dọc.
Mẫu chuống lồng nuôi Sugar Slider tốt nhất
Lồng nuôi nên được đặt trên một khay lớn để đựng các chất thải hoặc thức ăn rơi vãi của sóc. Việc này sẽ đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ và bạn cũng dễ dàng vệ sinh khi cần thiết.
Cần lưu ý các loại giấy lót phải khô, thoáng và đảm bảo không độc hại như giấy báo chẳng hạn. Những loại giấy vệ sinh khác thông thường đều có chất tẩy trắng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của sóc Sugar Glider.
Cung cấp cho các chú sóc Sugar Glider một túi để nghỉ ngơi trong lồng. Do sóc Sugar Glider thường hoạt động về đêm và chúng ngủ trên cây, nên cần phải tạo môi trường gần giống tự nhiên nhất cho chúng nghỉ ngơi và hoạt động.
Có thể dùng gáo dừa hoặc các loại túi khác để treo trong lồng nhưng phải chắc chắn các loại này không độc hại và có các sợi vải gây kẹt tay, chân của chúng rất nguy hiểm.
Thêm cành cây và một số các loại đồ chơi an toàn vào lồng. Do đặc tính của sóc Sugar Glider ưa hoạt động nên cần phải có những đồ chơi kích thích khứu giác, phản xạ và hoạt động của chúng thường xuyên. Có thể sử dụng cành bạch đàn để gắn vào thành lồng nhằm giảm mùi và tạo môi trường sống giống như trong tự nhiên cũng như tạo điều kiện để cho chúng có thể gặm nhấm được.
Tránh làm sạch lồng quá thường xuyên. Sóc Sugar Glider dùng mùi hương để định hướng và xác nhận đồng loại. Do đó, nếu vệ sinh lồng quá sạch sẽ và thường xuyên sẽ khiến chúng tiếp tục tiết ra mùi đánh dấu nồng hơn.
Để vệ sinh lồng nuôi có thể tiến hành vệ sinh lần lượt từ lồng chính, đến túi và các đồ chơi sau cùng mỗi tuần một lần. Có thể dùng khăn lau em bé không mùi để vệ sinh các khu vực chuồng nuôi. Dùng dấm hòa với nước và thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp để vệ sinh lồng và các đồ chơi.
Bạn cần cung cấp cho sóc Sugar Glider một chế độ ăn hợp lý và lành mạnh. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại chất đường, chất đạm, chất béo theo đúng khẩu phần để chúng có đầy đủ các khoáng chất cần thiết để phát triển mạnh khỏe.
Chỉ cho sóc Sugar Glider ăn các loại thực phẩm hoàn toàn tự nhiên như trái cây tươi hoặc các loại sữa chua, táo hoặc một số loại thức ăn dành cho trẻ em với số lượng hạn chế.
Không được cho chúng ăn các loại thực phẩm có chứa đường hóa học như bánh kẹo hoặc socola. Những loại này đều gây độc hại cho sóc Sugar Glider.
Loài sóc đáng yêu nhất mà bạn từng thấy trên hành tinh này
Luôn đảm bảo đủ nước trong lồng cho sóc và cho chúng ăn thường vào ban đêm vào thời gian hoạt động của chúng và dọn đồ ăn thừa vào sáng hôm sau.
Sóc Sugar Glider trưởng thành không cần đèn nhiệt hoặc đá nhiệt. Chúng có thể tự điều chỉnh thân nhiệt để phù hợp với môi trường bên ngoài. Đối với mùa đông lạnh chỉ cần trong phòng có trang bị lò sưởi hoặc cung cấp cho chúng túi ngủ là đủ.
Chúng cần một chế độ ăn uống chuyên biệt. Cụ thể, nếu cung cấp cho chúng chế độ ăn uống không đầy đủ và mất cân bằng húng có thể dễ dàng bị bệnh và chết. Sóc Sugar Glider luôn cần bạn đồng hành.
Bởi nếu bạn nuôi một cá thể đơn lẻ, dù có dành nhiều thời gian với chúng thế nào bạn cũng không thể đáp ứng đầy đủ tất cả các nhu cầu của chúng. Điều này có thể dẫn đến chứng trầm cảm và chúng có thể tự ngược đãi bản thân như tựu nhổ lông hoặc cắn cụt đuôi. Tốt nhất nên nuôi một đôi sóc Sugar Glider để chúng bầu bạn và chăm sóc lẫn nhau.
Xem thêm cách chăm sóc thú cưng tại đây >> https://www.nobipet.vn/tu-van-kinh-nghiem-cham-soc
Royal Cannin, BiO, Me-O, Ganador
Thanh Toán Khi Nhận Hàng
Đổi Trả Trong 48 Giờ